Bọc phủ Composite theo yêu cầu tại Cà Mau

06/04/2023

Bọc phủ Composite chống thấm chuẩn nhất hiện nay là điều bạn đang muốn tìm hiểu? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết mà Công ty chúng tôi chia sẻ dưới đây bởi đây là những gì bạn cần!

Composite là gì?

Composite (tên tiếng Anh: Fibeglass Reinfored Plastic – FRP) còn được gọi là vật liệu Composite, vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu compozit. Đây là tên gọi chung của các loại nguyên vật liệu được tạo thành từ sự kết hợp của hai hay nhiều vật liệu khác nhau, có công dụng và tính chất vượt trội hơn hẳn so với các vật liệu ban đầu.

Bọc phủ Composite (bọc FRP) là quá trình bọc một lớp bảo vệ, giúp chống ăn mòn, chống gỉ, chống thấm, tăng độ bền cơ học, vật lý cho các bề mặt như: thiết bị trong môi trường chứa axit, hồ cá, bể chứa nước (hồ bơi), bọc phủ các đường ống dẫn, nhà kho, vách ngăn, sản nhà xưởng, sàn tàu, bồn xi măng, bồn trộn thực phẩm, bể chứa nước thải, bể chứa hóa chất,…

>>>>>>Xem thêm: Thi công sơn Epoxy tại Bình Dương

Công dụng của việc áp dụng quy trình bọc phủ Composite đối với đời sống

Như đã đề cập ở trên, bọc phủ Composite chứa những hóa chất có đặc tính chống sự ăn mòn cao từ những hóa chất chuyên biệt mà những vật liệu khác không thực hiện được. Do đó, quy trình bọc phủ được xem là giải pháp tối ưu để bảo vệ chất lượng, độ bền cho các nguyên liệu, bề mặt dễ bị ăn mòn, thường xuyên tiếp xúc với các chất có tính bào mòn cao như: các loại bồn chứa HCL, Javen, NaOH, bồn chứa xi mạ, nước thải công nghiệp hoặc được ứng dụng trong làm lót sàn cho các môi trường hóa chất.

Bên cạnh đó, bởi việc thực hiện quy trình bọc phủ Composite không sử dụng đường hàn, có kết nối vô cùng vững chắc nên chúng còn được ứng dụng trong quy trình chống thấm, rò rỉ cho các công trình bể bơi, bể chứa nước lớn nhỏ ở cả trong công nghiệp và dân dụng.

Nhìn chung, mỗi loại vật liệu được tạo thành nhờ công nghệ Composite này đều có những thành phần, cấu tạo riêng biệt tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Bọc phủ chống ăn mòn, chống thấm Composite FRP được tiến hành cho nhiều bề mặt vật liệu, sản phẩm khác như: chống dột sàn nhà máy, chống dột mái nhà, xử lý chống ăn mòn cho các bể chứa muối, xi măng, kim loại, chống hóa chất công nghiệp bào mòn.

>>>>>>Xem thêm: Thi công Sơn Epoxy TPHCM

Quy trình bọc phủ Composite chống thấm chuẩn nhất hiện nay

Quy trình bọc phủ Composite chống thấm chuẩn nhất hiện nay được tiến hành với tám bước chính sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi tiến hành thi công bọc phủ Composite

Quy trình bọc phủ Composite sẽ được bắt đầu bằng việc xác định chính xác các vị trí bề mặt cần được thi công bọc phủ Composite.

Tiếp đến, chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, máy móc cần thiết cho việc thi công, đồ bảo hộ và các biện pháp xử lý phù hợp.

Bước 2: Kiểm tra, vệ sinh bề mặt thi công

Bước tiến theo của quy trình bọc phủ composite bao gồm:

  • Tiến hành khảo sát, kiểm tra tình trạng bề mặt cần thi công: gồ ghề hay phẳng mịn, có góc cạnh không, có sạch sẽ không.

  • Vệ sinh sạch sẽ, làm khô bề mặt trước khi bọc phủ nhằm tăng độ bám, bền của vật liệu.

Bước 3: Thi công lớp lót

  • Trộn lớp lót theo đúng yêu cầu, hướng dẫn thiết kế thi công.

  • Phủ lên bề mặt cần thi công một lớp lót mỏng.

  • Khi đã phủ xong lớp lót thứ nhất thì chờ cho đến khi chúng khô lại rồi tiếp tục phủ các lớp tiến theo. Thực hiện tương tự cho đến khi lớp lót đạt yêu cầu về độ dày đã được đặt ra trước đó.

Bước 4: Tạo ra các lớp sợi thủy tinh phủ lên lớp bọc đã có ở bước thứ 3 trong quy trình bọc phủ Composite

  •  Cắt các sợi thủy tinh với kích thước đã được yêu cầu trong thiết kế.

  • Trộn nhựa nền với các sợi thủy tinh theo đúng tỷ lệ.

  • Dán các sợi thủy tinh đã hoàn chỉnh lên bề mặt cần thi công. Lưu ý: Khi dán cần chú ý hạn chế làm các bọt khí dưới bề mặt bị phồng lên, làm hỏng các liên kết sợi, khiến lớp thủy tinh phồng lên, dẫn đến không đạt về mặt chất lượng.

  • Thi công tương tự cho các lớp thủy tinh tiếp theo cho đến khi đạt đủ số lượng được yêu cầu thiết kế.

>>>>>>Xem thêm: thi công sơn epoxy Long An

Bước 5: Kiểm tra lại bề mặt thi công trước khi tiến hành lăn phủ Composite lần cuối

  • Kiểm tra bề mặt thật kỹ xem có bị lồi hay lõm không, nếu có, phải tiến hành mài phẳng để lớp lăn phủ sau đó được mịn nhất có thể, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho thiết bị.

Bước 6: Lăn phủ Composite lần cuối

  • Lăn phủ lớp cuối cùng với màu sắc được yêu cầu trong bản thiết kế

  • Trộn màu phủ theo tỷ lệ yêu cầu, sau đó lăn phủ một cách đều tay lên bề mặt sao cho đảm bảo tính thẩm mỹ cao cho thiết bị.

Bước 7: Kiểm tra lại lần cuối

Sau khi lớp lăn phủ cuối đã khô thì tiến hành kiểm tra lại toàn bộ thiết bị lần cuối, dọn dẹp vị trí thi công và hoàn tất quy trình bọc phủ Composite.

Tóm lại, việc hiểu và nắm được quy trình bọc phủ Composite sẽ giúp nâng cao hiệu quả chống thâm, ăn mòn, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn hiệu quả cho công trình của bạn. Nếu có nhu cầu mua vật liệu Composite chất lượng, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thông tin chi tiết về sản phẩm, chính sách giá nhanh chóng, chính xác nhất!

>>>>>Xem thêm: Bọc phủ Composite theo yêu cầu tại Bạc Liêu

Ý kiến bạn đọc