Bọc phủ Composite độ bền cao tại Hậu Giang

31/03/2023

Được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bọc phủ composite đang ngày được nhiều cá nhân và doanh nghiệp chọn lựa làm một trong những công cụ hữu hiệu trong công trình của mình. Tại sao chất liệu này lại mang lại sức hút đến như vậy? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ở ngay bài viết dưới đây

Bọc phủ composite là gì?

Bọc phủ composite (bọc FRP) là 1 quá trình bọc lớp để bảo vệ chống thấm và chống ăn mòn cho các bể có chứa hóa chất, nước thải, bồn trộn thực phẩm, xi măng, bê tông, sàn tàu, sàn nhà xưởng, các vách ngăn, nhà kho, bọc phủ các đường ống dẫn, bể chứa nước như bể bơi, hồ cá, các thiết Việt bị trong môi trường có chứa axit.

>>>>>>>Xem thêm: thi công sơn epoxy Long An

Những ưu điểm nổi bật của vật liệu composite:

Trong quá trình mua thuyền nhựa composite, ưu điểm của chất liệu sản xuất thuyền là vấn đề được đông đảo người dùng quan tâm. Có thể kể đến một số đặc điểm nổi bật giúp chất liệu composite này ghi điểm trong lòng người dùng như sau:

+ Bọc phủ FRP có khối lượng riêng nhỏ cùng độ bền cơ học cao kết hợp với độ cứng vững và uốn kéo tốt.

+ Bọc nhựa FRP có khả năng chịu đựng dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chống tia UV

Bọc phủ FRP có khả năng kháng hóa chất và kháng ăn mòn rất cao, không gây tốn kém trong khâu bảo quản, không cần phải sơn phủ chống ăn mòn.

+ Bọc phủ composite chống thấm được gia công và chế tạo khá đơn giản, dễ tạo hình, tạo màu, việc thay đổi và sửa chữa, chi phíd cho việc đầu tư trang thiết bị sản xuất và chi phí bảo dưỡng thấp.

+ Bọc FRP có Tuổi thọ sử dụng cao

>>>>>Xem thêm: Thi công sơn Epoxy tại Bình Dương

Công dụng của bọc phủ Composite nhựa FRP?

Vật liệu FRP được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành khác nhau như hàng không, công nghiệp điện tử, công nghiệp đóng tàu, cano cũng như các ngành dân dụng y tế, thể thao khác,…

Vật liệu này được tiêu thụ tại Việt Nam vào khoảng 5000 tấn mỗi năm và áp dụng phổ biến trong các thiết bị giáo dục, các dãy phân cách giao thông cũng như bàn ghế, tàu biển, máng trượt nước, mái che nhà thi đấu, các trung tâm văn hóa và các sân vận động.

>>>>>>Xem thêm: Thi công Sơn Epoxy TPHCM

Tầm quan trọng của vật liệu này được đánh giá cao hơn hẳn so với các loại vật liệu thông thường khác như:

Trong ngành hàng không: Bọc phủ Composite chống thấm được ứng dụng vào cánh máy bay, một linh kiện thay thế sắt nhôm hoặc mũi máy bay với độ bền rất cao.

Trong ngành công nghiệp hóa chất: FRP được ứng dụng nhiều vào bồn dung dịch hóa chất Acid, bồn chứa dung dịch kiềm,… bởi tích chống ăn mòn mà nó mang lại.

Quy trình làm bọc phủ Composite nhựa FRP?

Để đảm bọc nhựa FRP đạt khả năng chống thấm, kháng hóa chất, độ bền và tuổi thọ cao. Thì khâu đầu tiên phải xác định ứng dụng sản phẩm cần bọc là gì (bể nước, bể chứa hóa chất, sàn bê tông, bể muối, bể chứa NAOH…)  từ đó chúng tôi sẽ tính toán số lớp, loại nhựa, loại sợi, phụ gia chính xác nhất cho công trình của bạn.

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu vật tư như Nhựa Vinyl Swancor 901, chất đóng rắn mekp, sợi thủy tinh Mat 300, sợi tissue mịn 30, bột sical nâu, wax bóng 100, cao màu, acetone, cọ lăn đuổi khí, con lăn FRP.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt bê tông sạch sẽ, khô ráo

Bước 3: Pha nhựa 901 + chất đóng rắn Mekp 2% ( tùy vào số lượng thi công để tính chính xác nguyên liệu cần làm) để lăn lớp lót đầu cho bề mặt bê tông.

Bước 4: Lăn lớp lót sau 30- 1h thấy bề mặt khô thì tiến hành bước tiếp theo

Lưu ý: Ở bước này nếu thấy bề mặt bê tông xấu quá, pha sợi sisal nâu + nhựa 901 và chất đóng rắn 2% rồi dùng máy trộn đều lên, dùng mủ trét lên bề mặt lồi lõi của bê tông.

Bước 5: Pha nhựa 901 + 2% đóng rắn sau đó lăn nên bề mặt bê tông,  rồi dùng sợi mat 300( sợi thô) cắt kích thước khoảng 3-5m cho dễ làm. Sau đó dải sợi lên luôn cứ 1 lớp sợi là 1 lớp nhựa( cho đến khi đạt độ dày yêu cầu). Còn ở lớp cuối cùng ta dùng sợi tissue 30( sợi mịn) và dùng nhựa lăn lên trên.

Bước 6:  Khi phủ xong toàn bộ sợi và nhựa lên bề mặt bê tông xong lấy máy mài tay, mài những chỗ lồi lõm, lỗ chỗ.

Bước 7: Pha nhựa 901 + Wax bóng + cao màu xanh trộn đều sau đó pha chất đóng rắn Mekp lăn phủ hoàn thiện lớp bề mặt

Lưu ý: Con lăn FRP và con lăn đuổi khí mỗi lần dùng xong phải ngâm ngay vào dung môi acetone, nếu không sẽ xảy ra tình trạng bị keo dính và chết ngay.

Bước 8: Nghiệm thu công trình

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về bọc phủ composite. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm được cho mình hoặc doanh nghiệp một hệ thống bọc phủ composite với mức giá và chất lượng tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tỉ mỉ và tận tình nhất nhé!

Ý kiến bạn đọc