Các bước bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu

09/06/2023

Các bước bảo trì máy phát điện công nghiệp chạy dầu

Bảo dưỡng máy phát điện định kỳ là vô cùng cần thiết để đảm bảo độ bền cho máy và giúp máy luôn vận hành tốt.
Người Việt Nam có câu: Của bền tại người. Dù là con người hay máy móc để có sức khỏe tốt, bạn cần phải chăm sóc “cơ thể” một cách khoa học. Bài viết dưới đây, AKS sẽ giúp bạn nắm rõ cách bảo trì các dòng máy phát điện công nghiệp chạy dầu diesel như Doosan, Cummins hay Mitsubishi

1. Lịch kiểm tra và bảo trì máy phát điện

Sử dụng Lịch trình bảo trì dưới đây để thực hiện các công việc bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho máy phát điện. Trong môi trường nóng và nhiều bụi, một số quy trình bảo dưỡng nên được thực hiện thường xuyên hơn. Nhật ký bảo trì cần đã thực hiện và số giờ vận hành cần ghi chép đầy đủ để theo dõi xuyên suốt quá trình bảo dưỡng máy và tạo cơ sở cho việc hỗ trợ các yêu cầu bảo hành.

>>>xem thêm:

Stt

CÔNG VIỆC KIỂM TRA

THỜI GIAN ĐỊNH KỲ

Hàng tuần

(sau 50h)

Hàng tháng

(sau 100h)

Sáu tháng

(sau 250h)

Một năm

(sau 500h)

1

Xem xét máy

X 1

   

2

Kiểm tra mực nhớt

X

   

3

Kiểm tra mực nước làm mát

X

   

4

Kiểm tra bộ sưởi nóng nước

X

   

5

Kiểm tra lọc gió

X 2

   

6

Kiểm tra hệ thống nạp ắc quy

X

   

7

Xả nước khỏi lọc dầu

4,5

   

8

Kiểm tra nồng nước làm mát 

X 5

  

9

Kiểm tra độ căng của dây curoa 

X 3,5

  

10

Kiểm tra mực dầu 

X

  

11

Xả nước trong của Pô ống xả 

X

  

12

Kiểm tra ắc quy 

X

  

13

Kiểm tra đường thoát khí két nước 

X

  

14

Thay nhớt và lọc nhớt  

X 7

 

15

Thay lọc nước làm mát  

X 5

 

16

Làm sạch ống thông hơi buồng nhớt  

X 5

 

17

Thay lọc gió  

 

 

18

Kiểm tra ống mềm két nước  

X

 

19

Thay lọc dầu bôi trơn  

X 5

 

20

Làm sạch hệ thống làm mát   

X 5

21

Kiểm tra điện trở cách điện   

X 6

(Bảng 1 – Lịch kiểm tra, bảo trì máy phát điện chạy dầu)

Giải nghĩa công việc được đánh số của Bảng 1.

(1): Xem xét rò rỉ của hệ thống nhớt, dầu diesel, nước làm mát và hệ thống khí xả. Kiểm tra bằng mắt và tai hệ thống khí xả khi máy đang hoạt động, và khắc phục ngay lập tức nếu bị rò rỉ;

(2): Bảo trì thường xuyên nếu máy hoạt động trong tình trạng nhiều bụi;

(3): Kiểm tra bằng mắt độ mòn và độ trượt của dây curoa;

(4): Xả ra khoảng một ca dầu nhiên liệu để loại bỏ nước và chất cặn;

(5): Tham khảo sổ tay vận hành và bảo trì kèm theo máy để hiểu rõ quy trình bảo dưỡng;

(6): Quy trình này phải được tuân thủ định kỳ trong suốt tuổi thọ làm việc của máy phát.

(7): Nếu máy phát hoạt động ở chế độ liên tục, thay nhớt và lọc mỗi 6 tháng hoặc 250 giờ, tùy theo điều kiện nào đến trước; Máy hoạt động ở chế độ dự phòng, thay nhớt và lọc sau mỗi 12 tháng hoặc 250 giờ, tùy theo điều kiện nào đến trước. Với lọc gió, thay thế sau mỗi 24 tháng hoặc 1000 giờ, tùy điều kiện nào đến trước.

>>Đọc thêm:

– Máy vận hành liên tục (thay điện lưới).

– Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao hoặc quá thấp.

– Môi trường nhiều bụi hoặc có nhiều sương mù.

– Vùng nước mặn (máy họat động trên biển hoặc sát biển).

2. Bảo trì hệ thống bôi trơn (nhớt)

CẢNH BÁO

Vô tình hoặc khởi động từ xa có thể gây thương tích nặng hoặc tủ vong cho người. Trước khi làm việc trên tổ máy phát điện cần chuyển công tắc ngắt mát ắc-quy sang chế độ “OFF” hoặc ngắt kết nối cáp âm (-) khỏi ắc-quy để tránh khởi động ngẫu nhiên.

 

CẢNH BÁO

Áp suất trong các-te có thể thổi dầu động cơ nóng ra ngoài tại vị trí lỗ đổ dầu – có thể gây bỏng nặng. Luôn dừng tổ máy phát điện trước khi tháo nắp đổ dầu.

 

CẢNH BÁO

Việc tiếp xúc với dầu động cơ đã qua sử dụng có thể gây ung thư hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tránh để dầu máy đã qua sử dụng tiếp xúc với da và hít thở hơi. Sử dụng găng tay cao su và rửa sạch vùng da tiếp xúc.

Giữ cho bụi bẩn, nước và các chất bẩn khác xâm nhập vào hệ thống bôi trơn gây ra hiện tượng ăn mòn hoặc làm tắc nghẽn các bộ phận.

2.1. Kiểm tra mức dầu bôi trơn

Mức dầu bôi trơn cần được kiểm tra hằng tuần và trước khi vận hành máy để đảm bảo lượng nhớt luôn nằm trong vạch Min – Max của que thăm. Lượng nhớt quá ít sẽgây hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ. Quá đầy có thể gây ra mức tiêu thụ nhớt quá cao.

Cách kiểm tra:

1. Rút que thăm nhớt ra khỏi vị trí;

2. Lau sạch que thăm và lắp lại;

3. Kéo nó ra một lần nữa để kiểm tra mức nhớt;

4. Thêm hoặc xả bớt nhớt nếu cần thiết. Lượng nhớt ở dưới vạc Min thì cần bổ sung, trên vạch Max cần xả bớt;

5. Lắp lại que thăm nhớt và cố định nắm đổ nhớt.

>>>Xem thêm:

2.2. Loại dầu bôi trơn

Với khí hậu ở Việt Nam dùng nhớt có cấp độ 15W40 là phù hợp. Trong đó:

– “40” là cấp độ nhớt của dầu bôi trơn;

– “W” viết tắt của chữ Winter (mùa đông);

– Nhiệt độ mà động cơ có thể khởi động được trong mùa đông = (số đứng trước chữ “W”) – 30. Vậy, với dầu 15W40, động cơ có thể khởi động được trong môi trường nhiệt độ: 15 – 30 = – 15 (âm) độ C.

Có thể sử dụng nhớt 15W40 của các thương hiệu: Shell, Caltex, Castrol…

2.3. Thay thế dầu bôi trơn và lọc dầu bôi trơn

Tham khảo Bảng 1 (Phần 1) để biết lịch thay dầu bôi trơn cho động cơ. Nếu môi trường nóng hoặc nhiều bụi cần thay thế thường xuyên hơn.

1. Chạy máy phát điện trong hai, ba phút cho máy ấm và tắt máy trước khi thay dầu bôi trơn;

2. Đặt một cái chảo dưới nút xả nhớt. Chảo có dung tích đủ lớn để chứa toàn bộ nhớt sắp được xả ra từ động cơ. (Lúc này thao nút xả nhớt);

3. Tháo nắp đổ dầu bôi trơn (chỗ gắn que thăm);

4. Tháo nút xả nhớt để xả hết nhớt ra khỏi động cơ;

5. Lắp lại nút xả nhớt;

6. Tháo lọc nhớt và xả hết nhớt ra khỏi lọc;

7. Lau kỹ bề mặt – chỗ lắp bộ lọc nhớt và tháo miếng đệm cũ nếu nó không ra cùng bộ lọc;

8. Khi lắp bộ lọc nhớt mới vào động cơ, cần đảm bảo miếng đệm mới nằm đúng vị trí trên bộ lọc và bôi một lớp nhớt sạch mỏng lên miếng đệm. Quay bộ lọc mới bằng tay cho đến khi miếng đệm vừa chạm vào bề mặt lắp và quay bộ lọc thêm 1/2 đến 3/4 vòng. Đừng thắt chặt quá mức.

9. Đổ đầy dầu bôi trơn vào động cơ (xem dung tích dầu trên catalogue tổ máy hoặc động cơ). Kiểm tra mức nhớt và thêm hoặc xả bớt nếu cần;

10. Vặn chặt nắp đổ nhớt;

11. Vứt bỏ nhớt và bộ lọc nhớt đã qua sử dụng theo quy định về môi trường của địa phương.

3. Bảo trì hệ thống nhiên liệu

Mục đích: Không cho bụi bẩn, nước và các chất gây ô nhiễm khác xâm nhập vào hệ thống nhiên liệu và ăn mòn hoặc làm tắc nghẽn các bộ phận của hệ thống nhiên liệu.

3.1. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu

CẢNH BÁO

Rò rỉ nhiên liệu diesel có thể dẫn đến hỏa hoạn. Không được vận hành máy phát điện nếu có hiện tượng rò rỉ nhiên liệu.

1. Kiểm tra rò rỉ ở ống mềm, ống dẫn và phụ kiện đường ống trong hệ thống cung cấp nhiên liệu khi tổ máy phát điện đang chạy và trong khi dừng;

2. Kiểm tra các phần ống dẫn nhiên liệu mềm xem có vết cắt, vết nứt, vết mài mòn và kẹp ống bị lỏng không;

3. Đảm bảo rằng đường dẫn nhiên liệu không cọ xát với các bộ phận khác của xe hoặc tổ máy phát điện;

4. Thay thế các bộ phận đường dẫn nhiên liệu bị mòn hoặc bị hỏng trước khi xảy ra rò rỉ;

5. Nên đổ đầy nhiên liệu vào bồn (bình). Việc giữ đầy bình làm giảm sự ngưng tụ nước và giúp nhiên liệu mát hơn – Điều này rất quan trọng đối với hiệu suất của động cơ;

6. Nếu động cơ được trang bị bộ tách nước nhiên liệu, hãy xả hết nước tích tụ. Nước trong nhiên liệu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của động cơ và có thể gây hỏng động cơ.

3.2. Khuyến cáo về nhiên liệu

CẢNH BÁO

Nhiên liệu diesel dễ bắt lửa và có thể gây thương tích nặng hoặc tử vong. Không hút thuốc gần thùng nhiên liệu hoặc thiết bị đốt nhiên liệu, hoặc ở những khu vực có chung hệ thống thông gió với các thiết bị đó. Tránh xa ngọn lửa, tia lửa và tất cả các nguồn bắt lửa khác.

Tại Việt Nam, nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện chạy dầu là dầu diesel thông thường – loại DO 0,05S-II – có bán tại các cửa hàng xăng dầu.

3.3. Thay lọc nhiên liệu

CẢNH BÁO

Vô tình hoặc khởi động từ xa có thể gây thương tích nặng cho người hoặc tử vong. Trước khi làm việc trên tổ máy phát điện, hãy sử dụng cờ lê cách điện để ngắt kết nối cáp âm (-) khỏi ắc-quy để tránh khởi động ngẫu nhiên.

 

CẢNH BÁO

Các bộ phận của động cơ (bộ lọc, ống mềm, v.v.) có thể nóng và gây bỏng nặng, rách da và bắn chất lỏng. Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân khi làm việc với máy phát. Ví dụ về thiết bị bảo vệ cá nhân bao gồm (nhưng không giới hạn ở) kính bảo hộ, găng tay bảo hộ, mũ cứng, ủng thép và quần áo bảo hộ.

 

CẢNH BÁO

Nhiên liệu diesel dễ bắt lửa và có thể gây thương tích nặng hoặc tử vong. Không hút thuốc gần thùng nhiên liệu hoặc thiết bị đốt nhiên liệu, hoặc ở những khu vực có chung hệ thống thông gió với các thiết bị đó. Tránh xa ngọn lửa, tia lửa và tất cả các nguồn bắt lửa khác.

Xem Bảng – 1 (ở Phần 1) để biết lịch thay thế lọc nhiên liệu. Loại lọc và mã lọc thay thế cần phải đúng chủng loại, phù hợp với model của động cơ máy phát điện.

Các bước thay thế lọc nhiên liệu cho động cơ máy phát điện chạy dầu:

1. Làm sạch khu vực xung quanh đầu bộ lọc nhiên liệu;

2. Tháo bộ lọc nhiên liệu bằng cách vặn bộ lọc ngược chiều kim đồng hồ với cờ lê bộ lọc, đồng thời bỏ bộ lọc đã sử dụng;

3. Tháo gioăng cao su của bộ lọc nếu nó còn bám ở đế lọc (trên động cơ);

4. Sử dụng một miếng vải sạch (không có xơ vải) để làm sạch phần đầu đế lọc (trên động cơ);

5. Lắp gioăng cao su (đi kèm) lên bộ lọc nhiên liệu mới;

6. Đổ đầy nhiên liệu sạch vào bộ lọc mới. Bôi một lớp nhiên liệu mỏng lên gioăng cao su;

7. Lắp bộ lọc vào đế bộ lọc trên động cơ;

8. Vặn chặt bộ lọc cho đến khi miếng đệm tiếp xúc với bề mặt đầu bộ lọc;

9. Vặn chặt bộ lọc thêm từ một nửa đến ba phần tư vòng bằng cờ lê bộ lọc. (Lưu ý: Việc siết chặt quá mức sẽ làm hỏng ren của bộ lọc).

 

4. Bảo trì hệ thống làm mát

4.1. Mức nước làm mát

Kiểm tra mức nước làm mát hằng tuần và trước khi khởi động máy phát điện. Vận hành tổ máy phát điện khi mức nước làm mát thấp có thể gây hư hỏng động cơ nghiêm trọng.

– Cách kiểm tra mức nước làm mát: Mở nắp két nước phía trên. Kiểm tra bằng que đo, đảm bảo mức nước cách miệng nắp khoảng 50 cm là được.

Lưu ý:

1. Chỉ mở nắp két nước để kiểm tra sau khi máy đã dừng hoạt động ít nhất 2 giờ nhằm bảo bảo nước trong két đã nguội;

2. Cần kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát (gắn trên két nước). Nếu cảm biến không hoạt động sẽ không thể đưa tín hiệu cảnh báo về màn hình điều khiển. Máy sẽ không tự động dừng khi nhiệt độ nước (chính là nhiệt độ động cơ) tăng cao và dẫn đến máy hư họng nặng.

4.2. Nước làm mát và dung dịch chống đông cặn

– Loại nước làm mát: Phải sử dụng loại nước sạch, chứa ít khoáng chất và không chứa bất cứ hóa chất ăn mòn nào như chloride, sulfat hoặc axit. Tóm lại, loại nước mà chúng ta uống được thì có thể sử dụng để làm mát cho động cơ. Thông thường, chúng tôi dùng loại nước đóng bình (20 lít) có bán sẵn trên thị trường.

– Dung dịch chống đông cặn pha với nước theo tỷ lệ 1/20, tức là 1 lít dung dịch pha với 20 lít nước sạch. Có thể sử dụng dung dịch của Fleetguard/DCA65L – loại đóng bằng can bán sẵn trên thị trường.

4.3. Thay nước làm mát

CẢNH BÁO

Hơi nước nóng từ két nước làm mát phì ra có thể gây bỏng nặng. Để động cơ nguội trước khi nhả nắp áp suất hoặc tháo nút xả.

Xả bỏ nước làm mát cần thay thế.

1. Giảm áp suất còn lại trong két nước bằng cách xoay từ từ nắp (không ấn xuống);

2. Khi áp suất đã được giảm bớt, ấn nắp xuống và vặn hết phần nước còn lại để rút ra;

3. Tháo van xả (phía dưới) để xả hoàn toàn nước ra ngoài;

Xả và làm sạch két nước trước khi nạp lại. Có thể dùng hóa chất tẩy rửa bộ tản nhiệt, loại có bán tại các cửa hàng phụ tùng ô tô. Làm theo hướng dẫ cách làm sạch trên sản phẩm.


Nạp nước làm mát mới

1. Lắp nút xả nước làm mát bằng chất bịt kín ren ống.

2. Vặn chặt vừa đủ để tránh rò rỉ khi tổ máy phát điện đang chạy và đã nóng lên;

3. Đổ đầy nước làm mát đã được pha với dung dịch chống đông cặn (theo tỷ lệ tại Mục 4.2) đến khi đầy két nước;

4. Khởi động và chạy máy phát điện trong vài phút rồi tắt máy để không khí bị nhốt bên trong két nước sẽ được đưa ra ngoài. Kiểm tra lại mức nước và đổ thêm nếu cần;

5. Vặn chặt nắp két nước.

Xúc rửa và làm sạch két nước

Cần xúc rửa và làm sạch két nước mỗi năm một lần (Bảng – 1) để tránh rỉ sét và đóng cặn. Tình trạng rỉ sét và cáu cặn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt và cản trở sự lưu thông của nước.

Có thể sử dụng hóa chất làm sạch hệ thống làm mát như Sodium Bisulphat hoặc oxalic axit theo các chỉ dẫn của nhà cung cấp. Sau đó cần phải trung hòa hoá chất và xúc rửa lại bằng nước sạch.

5. Bảo trì hệ thống xả khói

1. Quan sát và lắng nghe rò rỉ của hệ thống xả trong khi tổ máy phát điện đang chạy. Tắt tổ máy phát điện nếu phát hiện thấy rò rỉ và sửa chữa trước khi vận hành;

2. Thay thế các phần ống xả bị móp, cong hoặc rỉ sét nghiêm trọng và khí thải phải được thoát hoàn toàn ra ngoài phòng đặt máy phát điện;

6. Bảo trì lọc gió (lọc khí)

Lọc gió máy phát điện có vai trò lọc các bụi bẩn của khí nạp trước khi đưa vào động cơ. Do vậy, cần thường xuyên vệ sinh và thay thế lọc gió theo lich trên Bảng – 1 (Mục 1). Với máy điện thường xuyên hoạt đông trong môi trường có nhiều bụi bẩn thì cần tiến hành kiểm tra và thay thế thường xuyên

Các bước thay lọc gió cho máy phát điện

1. Nới lỏng và tháo ốc xiết giữ bầu lọc;

2. Tháo lõi lọc gió ra khỏi bầu lọc;

3. Dùng súng hơi (tối đa 500 kPA – 5 bar) có gắn vòi phun của máy nén khí để làm sạch lõi lọc. Di chuyển đầu phun lên xuống và thổi khí từ trong ra cho đến khi sạch bụi bám ở các nếp gấp trên bộ lõi lọc;

4. Kiểm tra lõi lọc: Trước khi lắp lại lõi lọc cần kiểm tra xem tình trạng thiết bị (hỏng/hoạt động bình thường), ví dụ: Các nếp gấp giấy và các miếng đệm cao su, hoặc các chỗ phồng và lõm … Nếu lõi lọc thì không được dùng lại mà phải thay lõi lọc mới;

5. Gắn lại lõi lọc như vị trí ban đầu và lắp lại nắp của bầu lọc.

7. Bảo trì dây đai (dây curoa) máy phát điện

Độ căng của dây curoa nên được kiểm tra hằng tháng hoặc sau mỗi 100 giờ chạy máy (theo Bảng – 1 ở trên)

1. Thay đổi dây curoa nếu cần: Trong trường hợp truyền động nhiều dây đai, thấy mòn hoặc các lực căng khác nhau, hãy luôn thay thế bộ dây đai hoàn chỉnh;

2. Kiểm tra điều kiện: Kiểm tra dây đai xem có vết nứt, dầu, quá nhiệt và mòn không;

3) Kiểm tra bằng tay: Dùng tay ấn mạnh vào dây đai, nếu độ võng của dây đai bằng hoặc nhỏ hơn độ dày của nó là dây đai còn hoạt động được. (Để kiểm tra chính xác độ căng của dây curoa cần phải dùng máy thử độ căng đai chuyên dụng);


8. Bảo trì ắc-quy khởi động (bình điện) và bộ sạc

 

Tổ máy phát điện luôn được trang bị bộ ắc quy 24 Volt (hoặc 12 Volt tùy theo từng dòng máy) để cấp nguồn nuôi bảng điều khiển và cấp điện cho “củ đề” giúp khởi động máy. Nếu ắc-quy thiếu điện áp thì máy không thể khởi động.

Xem Bảng – 1 (trong Mục – 1) để biết lịch bảo trì ắc-quy và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất ắc-quy. Bảo dưỡng bộ tự động sạc ắc quy (lấy nguồn từ điện lưới) luôn đảm bảo điện áp sạc từ 24-27 Volt.

1. Vệ sinh để vỏ ắc-quy và các cực luôn sạch sẽ và khô ráo.

2. Đảm bảo cọc bình ắc-quy và cáp được kết nối chặt chẽ. Kết nối lỏng hoặc bị ăn mòn có điện trở cao khiến cho việc khởi động máy khó khăn. Phủ một lớp mỏng mỡ bò cách điện sẽ làm chậm ăn mòn ở các đầu cực.

3. Với bình ắc-quy khô nếu “mắt bình” báo màu Xanh thì bình hoạt động tốt, báo màu Đen cần thay thế ngay.

Với ắc-quy nước cần kiểm tra mức dung dịch chất điện phân ở mức thích hợp (cao hơn tấm cực), nếu thiếu cần bổ sung bằng nước tinh khiết. Kiểm tra nồng độ dung dịch bằng tỷ trọng kế và sạc lại nếu tỷ trọng thấp hơn 1.26.

4. Đảm bảo đầu nối nào là cực dương (+) và cực âm (-) trước khi thực hiện kết nối ắc-quy, luôn tháo cáp âm (-) trước và kết nối lại lần cuối để giảm phóng điện hồ quang.

Kết luận:

Tổ máy phát điện được kiểm tra và bảo trì thường xuyên và định kỳ (theo Bảng – 1) giúp máy hoạt động với bộ bền cao và kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, việc này còn giúp bạn chủ động phát hiện lỗi và khắc phục kịp thời để máy luôn trong tình trạng sẵn sàng khởi động cấp điện khi điện lưới gặp sự cố.

Như vậy, AKS đã giới thiệu xong lịch trình và cách thực hiện các công việc bảo trì cho một tổ máy phát điện công nghiệp chạy dầu. Hy vọng, bài hướng dẫn này sẽ giúp bạn vận hành máy an toàn, hiệu quả.

Ý kiến bạn đọc